cao cà gai leo ,
Sản Phẩm Đông Y ,
Tin Tức ,
Trà Cà Gai Leo
Câu chuyện về ông chủ Cà Gai Leo Phan Trung Kiên khó khăn, đơn độc
By Unknown · On tháng 10 15, 2017Phan Trung Kiên người sinh ra từ Làng với ước mơ khác
Phan Trung Kiên là con thứ 4 trong gia đình, hồi nhỏ anh thường xuyên được chứng kiến mẹ trồng nhiều loại cây dược liệu trong vườn. Mỗi loại đều mang đến những công dụng khác nhau. Cây lạc tiên dùng cho người mất ngủ, cây dây đau xương để giải quyết các vấn đề về đau nhức xương khớp.
Phan Trung Kiên tốt nghiệp đại học NônKiêng nghiệp khoa Kinh tế. Cũng đã có 10 năm hoạt động với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không mấy thành công.
Cũng từ đây, anh nghĩ đến vườn cây dược liệu quanh nhà mà mẹ trồng nhưng dùng không hết. Đến mỗi đợt thu hoạch mẹ anh đều mang cho cả hàng xóm mà vẫn còn nhiều, nhưng để lâu thì lại hỏng.
PHAN TRUNG KIÊN chủ tịch công ty Cà Gai Leo |
Từ đó, anh nghĩ đến việc tại sao ở Việt Nam, có ¾ diện tích là đồi núi, có điều kiện thuận lợi để trồng cây dược liệu mà lại không tận dụng ưu thế đó. Cơ duyên thực sự đến với anh khi anh đọc được một công trình nghiên cứu về cây cà gai leo mà TS Nguyễn Thị Minh Khai và PGS Phạm Kim Mãn nghiên cứu vào những năm đầu thế kỉ XX. Và anh nhận ra, đây thật sự là hướng đi của mình. Và may mắn thay anh được gia đình đặc biệt ủng hộ.
Niềm tin mãnh liệt từ Cà Gai Leo giúp người Việt thoát khỏi căn bệnh về Gan
Một trong những điều khiến anh tin tưởng vào việc trồng cây cà gai leo là do:
- Cây cà gai leo là loại cây dược liệu quý.
- Cây cà gai leo đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về các tác dụng chữa bệnh gan. Vì thế nó có tác dụng về khoa học nhiều hơn là dân gian.
- Ngoài các tác dụng tốt cho gan, cà gai leo còn có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho.
- Hơn nữa, cây cà gai leo không chỉ được trồng nhiều ở Việt Nam mà đã được phát triển từ trước đó ở đảo Hải Nam Trung Quốc và ở Ấn Độ.
Khi đã xác định được hướng đi là trồng cà gai leo, anh đã tìm đường liên hệ đến các công ty dược để khảo sát nhu cầu và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Tìm được đầu ra, Phan Trung Kiên xây dựng mô hình trồng cà gai leo ở 3 nơi là Hà Nội, Hòa Bình và Lạng Sơn. Trước đây loại cây này được dùng làm hàng rào do có nhiều gaKiêni. Nhưng cách đây 40 năm viện dược liệu nghiên cứu chiết xuất từ cây này một hợp chất có tên là glucoalcaloid có khả năng làm âm tính viêm gan virus B, và được xác định là chất có tác dụng giải độc gan tốt nhất. vì nó là cây dại nên dễ trồng, và là cây ngắn ngày nên trồng trong 4 năm mỗi năm thu 3 lần tức là tổng thu được tới 12 lần.
Tưởng như từ bỏ vì những khó khăn khi bắt đầu với Cà Gai Leo
Anh và các cộng sự đã tự chế riêng cho vườn cà gai leo hệ thống tưới đặc biệt để đảm bảo có nước đến từng gốc cây.
Hạt giống được anh chọn lựa kĩ càng, vùng trồng phải là vùng có nước sạch và xa khu dân cư, nhà máy, bệnh viện, trường học, đường giao thông để tránh ô nhiễm. Quy trình thu hái, chế biến cũng được anh giám sát chặt chẽ. Khi thu hoạch phải cắt cách gốc 3-5cm. toàn bộ phần cây trên mặt đất đều có thể dùng làm thuốc và sau khi cắt cây có thể mọc lại được. Trong đó, quả là nơi có dược tính nhiều nhất. Trong quả là 0.45 – 0.50; trong lá là 0.26-0.35; trong rễ từ 0.18-0.22; trong thân từ 0.07-0.1; tiêu chuẩn của viện dược liệu về dược tính có trong các loại cây tốt cho gan là từ 0.1. Trồng ở mỗi vùng khác nhau sẽ có sự khách biệt về lượng % dược liệu. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi cây ra hoa và cỏ xanh, lá ở gốc vẫn còn; khi đó dược tính của cây thu được nhiều nhất.
Sau một thời gian chăm sóc và cho ra được sản phẩm cây cà gai leo, anh cùng các cộng sự mang sản phẩm lên viện dược liệu Trung ương để được xét nghiệm và kiểm định. Kết quả thu được rất mĩ mãn, được các chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích phát triển mô hình.
Cà Gai Leo Sadu công ty Thăng Long |
Ban đầu khi ra sản phẩm anh bán được 120.000-150.000 /1kg. Thấy lợi nhuận cao, người dân xung quanh cũng chuyển sang trồng cà gai leo làm giá sản phẩm tụt nhanh chóng. Thời điểm thấp nhất xuống còn 15.000/1kg. Thấy không ổn, anh cùng các cộng sự lo lắng tìm đầu ra khác cho sản phẩm. Anh nghĩ đến việc xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Tuy nhiên không khả quan do họ có trình độ canh tác tốt hơn ta nên không được chấp nhận.
Lúc này anh và các cộng sự đều băn khoăn lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Nhiều đêm mất ngủ, sụt cân liên tục để tìm ra được hướng đi mới.
Thấy được công dụng to lớn của cây cà gai leo, anh và các cộng sự quyết định tự tạo ra sản phẩm dễ sử dụng hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Phan Trung Kiên bắt tay vào nghiên cứu quy trình làm trà túi lọc rồi tự làm thử. Lấy cà gai cho vào chảo xao lên, dùng máy xay sinh tố làm nhỏ, mua gói túi lọc về tự đóng.
Sau đó, anh đầu tư máy móc và xây nhà xưởng, và đưa ra quy trình nghiêm ngặt cho sản xuất. Sau khi thu hoạch, cà sẽ được đem đi rửa sạch và sấy lên ở nhiệt độ 67 độ C. Khi xao trà phải dùng củi đốt để hương vị trà thơm hơn và giữ được đầy đủ dược tính. Lửa phải cháy nhỏ và đều. Thời gian trong lò phải đảm bảo 15 – 20 phút. Nếu sớm hay muộn hơn thì có thể bị cháy hoặc dược tính chưa ra hết, hay cà gai bị sống và có mùi nồng. Sản phẩm sản xuất ra nhằm dùng để chữa bệnh nên không cho thêm dược liệu hay phụ gia khác vào mà để thuần khiết chỉ mang vị trà của cà gai leo và cho ra sản phẩm nguyên chất.
Sau khi sản xuất xong trà túi lọc và nhận thấy sản phẩm lâu gây bất tiện cho người dùng do có thời gian để tan hết lâu (5-10 phút). Điều này thúc đẩy anh nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới. Và anh nghĩ đến việc sản xuất cao cà gai leo. Theo liều dùng thì mỗi ngày sẽ sử dụng 3g cà gai leo chia làm 3 lần hòa để uống, nhưng vấp phải vưỡng mắc đó là khó ước lượng 3g đó, tức là gây khó khăn cho khách hàng trong việc định lượng. Một lần nữa thúc đẩy anh nghiên cứu cho ra sản phẩm mới thuận tiện nhất cho khách hàng. Và anh cho ra sản phẩm trà hòa tan. Đây là sản phẩm được làm từ cao sấy khô thêm đường gluco, đóng gói 3g, người dùng dễ dàng sử dụng hơn trong việc định lượng để sử dụng hàng ngày.
Lúc này công việc kinh doanh bắt đầu có khởi sắc: doanh thu tăng dần theo từng tháng:
Tháng đầu tiên là 28.000.000đ.
Tháng thứ 2, 3 ,4 ,5 lần lượt là 70.000.000đ- 320.000.000đ- 450.000.000đ- 720.000.000đ.
Doanh thu tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến tháng thứ 6 đột ngột giảm xuống chỉ còn 480.000.000đ. Sở dĩ xảy ra điều đó là do các sản phẩm hiện được bán chủ yếu trên facebook và thông qua quảng cáo trên facebook. Và bỗng nhiên Facebook thay đổi thuật toán nên mát nhiều chi phí cho việc quảng cáo, đóng gói và vận chuyển hàng.
Lại một lần nữa vướng phải những khó khăn khiến Phan Trung Kiên nhiều đêm mất ngủ. Chính bởi điều này đã đặt ra yêu cầu cần xây dựng thương hiệu. Phan Trung Kiên cùng các cộng sự đã thực hiện rất nhiều khâu để cho ra đời một sản phẩm đạt chuẩn gồm: thuê thiết kế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng, đăng ký VSATTP cho nhà xưởng, một loạt mã số mã vạch… Mỗi sản phẩm đều có mã vạch, dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo quản được 1 năm ở nhiệt độ thường.
Theo T.S Ngô Quốc Luật – Nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây dược liệu Viện dược liệu Trung ương cho hay: “Những sản phẩm của công ty đã được các viện lớn của Trung Ương đưa vào thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân bị viêm gan B, đem lại kết quả khả quan. Uống trong vòng 1 tháng và khi kiểm tra thì virus có hạn chế. Và nếu ta tiếp tục sử dụng với liều lượng cho phép thì chắc chắn cái việc hạ men gan hay virus có thể giảm xuống âm bị.”
Không giữ thành công cho riêng mình, anh thực hiện gây giống cung cấp cho bà con nhiều loại dược liệu quý. Không chỉ vậy, anh còn hỗ trợ về mặt kĩ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra giúp bà con yên tâm sản xuất.
Anh là Phan Trung Kiên, sinh năm 1980, hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long.
“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân” – anh Kiên cùng các cộng sự đã bắt đầu một hành trình dài của nhiều người từ những bước chân ban đầu đầy sóng gió như vậy.
Liên hệ mua Cà Gai Leo, Cao Cà Gai Leo, Trà Cà Gai Leo xin gọi: 0972339095-01699119692
Share
Sản Phẩm Nên Mua
Sản Phẩm Nên Mua là website chuyên đánh giá cung cấp những sản phẩm chất lượng, mang đến giá trị cho người tiêu dùng. Hotline: 01699 119692